Từ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, phố biển Vũng Tàu (còn được gọi là Cap Saint Jacques) trở thành địa điểm đi nghỉ quen thuộc tầng lớp thượng lưu ở phía Nam, tuy nhiên cơ sở hạ tầng ở đây còn khá hoang sơ.
Đến тнờι đệ nнấт cộng нòa, vũng тàυ được củng cố và pнáт тrιển để đáp ứng nнυ cầυ của мộт nơι ngнỉ мáт và dυ lịcн qυan тrọng ở pнía naм vιệт naм. ngoàι ngнề đánн вắт, cнế вιến нảι ѕản và тrồng тrọт nương rẫy тrυyền тнống, nнιềυ cơ ѕở нạ тầng được хây dựng, cửa нàng cửa нιệυ, cơ ѕở dịcн vụ, pнục vụ cнo vιệc ăn cнơι, gιảι тrí đã được cнínн qυyền ĸнẩn тrương нoàn тнιện, ĸнιến cнo вộ мặт тнànн pнố ngày мộт нoa lệ.
Ngày xưa dân Sài Gòn và miền Nam thường gọi Vũng Tàu là Ô Cấp. Cách đây 60 năm Vũng Tàu đã có rất nhiều bãi biển đẹp và xanh mát như bãi Sau (Thùy Vân), bãi Trước (Tầm Dương), bãi Dứa (Hương Phong), bãi Dâu (Phương Thảo) cùng bãi tắm Long Hải.
Ngày nay, tên gọi Ô Cấp vẫn được người ta biết đến khi là tên gọi của quán cafe hướng biển nổi tiếng ở Vũng Tàu mà du khách nào cũng đã từng ghé chân.
Vì sao có tên gọi Ô Cấp? Cái tên này xuất phát từ thế kỷ 19, khi các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấy tên Thánh Jacques đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (do mũi đất mang tên thánh Jacques). Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: Au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là “mũi Nghinh Phong”.
𝙲ò𝚗 𝚡𝚞ấ𝚝 𝚡ứ 𝚌ủ𝚊 𝚝ê𝚗 𝚐ọ𝚒 𝚅ũ𝚗𝚐 𝚃à𝚞, đó 𝚕à 𝚗𝚐à𝚢 𝚡ư𝚊 𝚝𝚘à𝚗 𝚔𝚑𝚞 𝚟ự𝚌 𝚗à𝚢 𝚕à 𝚟ù𝚗𝚐 đấ𝚝 𝚋ã𝚒 𝚕ầ𝚢, 𝚗ơ𝚒 𝚝𝚑𝚞𝚢ề𝚗 𝚋𝚞ô𝚗 𝚌ủ𝚊 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚗𝚐𝚘ạ𝚒 𝚚𝚞ố𝚌 𝚝𝚑ườ𝚗𝚐 𝚟à𝚘 𝚝𝚛ú đậ𝚞 𝚗ê𝚗 𝚐ọ𝚒 𝚕à 𝚅ũ𝚗𝚐 𝚃à𝚞.
Từ năm 1964, Vũng Tàu là thị xã trực thuộc trung ương, tên chính thường được biết tới vào thời gian này là Đặc khu Vũng Tàu.
Vũng Tàu có những cảnh đẹp tự nhiên phong phú và khí hậu tương đối dễ chịu, có biển một bên và đồi núi một bên, quanh năm nắng đẹp, thuận tiện phát triển du lịch. Mời các bạn ngắm lại bãi biển Vũng tàu xưa kia với biển xanh và cát trắng tuyệt đẹp, nhìn không khác nào một bãi biển ở Địa Trung Hải
Một số hình ảnh đường ven biển Quang Trung – Vũng Tàu (ngày nay vẫn giữ tên cũ, nhưng có 1 đoạn đổi thành đường Trần Phú)
Những quầy bar rất phổ biến ở dọc đường Quang Trung
Từ năm 1968, Bãi Sau của Vũng tàu có một tàu hàng lớn bị đắm. Hình ảnh con tàu bị bỏ hoang, rỉ sét nằm phơi mình trên mép nước này rất quen thuộc với du khách Vũng tàu trong suốt hơn 20 năm sau đó.
Con tàu mắc cạn nằm đó suốt hơn 20 năm cho đến khi được xử lý tháo dỡ vào khoảng đầu thập niên 1990.
Đây là Bạch Dinh nằm bên sườn Núi Lớn. Người Pháp từng giam lỏng vua Thành Thái tại đây khi ngài về nước (sau khi bị đày). Từ năm 1934, dinh này thành nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại
Ngày nay, Bạch Dinh vẫn còn giữ nguyên kiến trúc cũ, và là địa điểm tham quan nổi tiếng của Vũng Tàu
Bạch Dinh ở rìa bên trái hình trên
Ngọn hải đăng trên Núi Nhỏ (còn được gọi là núi Tao Phùng). Ngày nay là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Vũng Tàu.
Đây là đường lên Hải Đăng, ngày nay con đường này vẫn rất nhỏ như xưa
Hình trên là từ trại lính Úc nhìn về phía căn cứ Radar trên Núi Lớn
Căn cứ Radar của quân đội Mỹ trên Núi Lớn. Vì vậy, người nước ngoài gọi Núi Lớn là “đồi Radar”.
Một số hình ảnh nhà thờ và chùa ở Vũng Tàu:
Sân bay ở Vũng Tàu trước đây là hỗn hợp cả dân dụng lẫn quân sự, là cảng hàng không quan trọng ở miền Nam. Ngày nay sân bay này chỉ chuyên dụng cho ngành dầu khí.
Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu nhìn từ Núi Lớn, là cơ sở đào tạo nam thiếu niên trên hai phương diện: Văn hoá Phổ thông và Cơ bản Quân Sự. Tiêu chí của trường là đào tạo và huấn luyện cho lớp thiếu niên khi ra trường sẽ trở thành binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan hoặc trở thành những kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… để phục vụ trong quân đội.
Những hình ảnh khác về Vũng Tàu: