Loạt ảnh hiếm về ga xe lửa Sài gòn ngày xưa: hoàn toàn khác xa với bây giờ “một trời một vực” _ NVSGX

   

Ga Sài Gòn hiện tại nằm ở số 1 Nguyễn Thông, quận 3. Ít ai biết rằng ga đầu tiên của thành phố khánh thành năm 1885, nằm ở cuối đường Hàm Nghi, bên bờ sông Sàɨ Gòɴ. Đến năm 1915, ga chuyển về cạnh chợ Bến Thành…


Khu vực chợ Bến Thành thập niên 1920. Ga Sài Gòn thời điểm này nằm ở phía trái, cạnh bùng binh chợ Bến Thành. Trước đó, trong giai đoạn 1885 – 1915, ga nằm ở bờ sông Sàɨ Gòɴ, phía cuối đường Hàm Nghi. Ảnh tư liệu.

Lịch sử hình thành Ga Sài Gòn:

Ga Sài Gòn gốc do Pháp xây dựng tại khu vực Công viên 23 tháng 9 gần chợ Bến Thành, được khánh thành năm 1885. Từ đây tỏa đi các hướng có tuyến đường sắt Sàɨ Gòɴ – Mỹ Tho, Sàɨ Gòɴ – Lộc Ninh và SGòn – Hà Nội.Năm 1978, thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga dời về ga Bình Triệu, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ thành ga hành khách SGòn ngày nay.Tháng 11-1983, ga này chính thức đi vào hoạt động, khai thác.


Khu nhà của ga Sài Gòn cạnh đầu đường Colonel Budonnet, nay là đường Lê Lai, năm 1931. Ảnh tư liệu.

Ga Sài Gòn thời bấy giờ:

“Xe Լửa” là cách người bình dân miền Nam trước kia gọi tàu hỏa hay hỏa xa – bây giờ gọi là “đường sắt”.

Ga xe Լửa Sài Gòn khá rộng, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ), Lê Lai và công trường Quách Thị Trang (nơi hiện đang xây dựng nhà ga tàu điện metro) – tương ứng với toàn bộ Công viên 23-9 và bến xe buýt hiện nay. Bước sang thời kỳ đổi mới, ga SàiGòn được giải tỏa trắng, dời về ga Hòa Hưng, vốn là ga hàng hóa. Ga Hòa Hưng đổi thành ga Sàɨ Gòɴ và ngày càng phát triển, hiện đại hóa.


Trên sân ga Sài Gòn những năm 1930. Ảnh tư liệu.

Khi ga xe Լửa Sàɨ Gòɴ giải tỏa trắng, hai nửa mặt phố sầm uất của đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão và một đoạn đường Nguyễn Trãi chạy dọc theo bên hông và phía sau ga cũng bị giải tỏa theo. Một bên đường Phạm Ngũ Lão lúc trước nằm sát tường rào ga, đấu lưng với những căn nhà kho cũ kỹ nhưng phía ngoài là một phố chính với các văn phòng công ty, tiệm buôn, cơ sở sản xuất… nằm đối diện với rạp hát Quốc tế – sau đổi là Vistarama thuộc loại hiện đại nhất, mới xây dựng năm 1973 – và một dãy khách sạn, nhà hàng.


Bức không ảnh này bao quát gần trọn vẹn phạm vi ga Sài Gòn (bên phải) năm 1950. Ngày nay, phần đất ga là công viên 23/9. Ảnh tư liệu.

Trước năm 1975, chỉ một đoạn ngắn trên đường Phạm Ngũ Lão từ ngã ba Đề Thám đến đối diện rạp Quốc tế có hai địa chỉ rất nổi tiếng liên quan với giới văn học miền Nam bấy giờ. Đó là NXB – nhà sách Sống Mới và tòa soạn tạp chí Văn cùng địa chỉ số 38 với NXB – nhà in Nguyễn Đình Vượng. Tòa nhà 38 Phạm Ngũ Lão này cũng là tòa soạn của tạp chí Vấn Đề và tuần báo Tuổi Ngọc. Các địa chỉ văn hóa nói trên là nơi lui tới của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bấy giờ. Địa chỉ văn hóa ngày xưa ấy nay có lẽ là vị trí cổng bến xe buýt.

 


Một góc ga Sài Gòn năm 1964-1965. Ảnh: Fred Mucciardi. Ảnh tư liệu.

Nhà ga xe Լửa Sài Gòn là một kiến trúc khá đẹp, khang trang nằm ở đầu đường Lê Lai, một mặt nhìn ra công trường Quách Thị Trang. Những năm chiến tranh đường sắt tê liệt, những toa tàu nằm rỉ sét trong sân ga vắng lặng, thỉnh thoảng mới có tiếng xình xịch và tiếng còi tàu nghe não nuột của chiếc đầu máy chạy tới chạy lui – có lẽ cho đỡ rỉ sét chăng? Nhà ga được dùng làm nơi bán vé máy bay cho hãng hàng không Air Việt Nam và là nơi trung chuyển chở hành khách ra sân bay Tân Sơn Nhất.

Đầu năm 1973, sau ngày ký Hiệp định Paris, nền hòa bình đang lấp ló trên quê hương, ngành hỏa xa miền Nam tính chuyện phục hồi đường sắt, bắt đầu từng đoạn một. Nhưng rồi cuộc chiến lại lan rộng, dự án hồi sinh đường sắt bị bỏ dở…


Toàn cảnh ga Sài Gòn năm 1965, nhìn từ một cao ốc đầu đường Hàm Nghi. Ảnh tư liệu.

Sau năm 1975, sau khi giải tỏa, toàn bộ diện tích ga Sàɨ Gòɴ cũ được bàn giao cho một tập đoàn Đài Loan để họ đầu tư xây dựng một khu phức hợp cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại hoành tráng nhất TP.HCM, trị giá đến bảy, tám trăm triệu đôla – giá khủng nhất bấy giờ (nó được điểm danh hẳn hoi trong cả sách 300 năm Sài Gòn-TP.HCM xuất bản lúc bấy giờ). Toàn bộ khuôn viên ga cũ được rào kín. Một số tòa nhà trung tâm chỉ huy công trình đã được xây dựng nhưng rồi dự án bị dừng lại, nghe đâu do khủng hoảng tài chính hay phá sản gì đó.


Ga Sài Gòn nhìn từ tầng 5 khách sạn Walling trên đường Phạm Ngũ Lão. Bên kia ga là đường Lê Lai và khách sạn Lê Lai, 1968. Ảnh tư liệu.

Mấy năm sau, TP.HCM thu hồi giấy phép đầu tư vì dự án chậm triển khai, chuyển sang xây dựng công viên. Thật đáng mừng! Người Sài Gòn bỗng có được một công viên rộng rãi, đẹp đẽ, khang trang ở ngay trung tâm TP với một số công trình xây dựng dở dang của chủ đầu tư cũ được chuyển công năng thành trung tâm thể dục thể thao, giải trí…


Các toa bọc thép trên sân ga năm 1969. Từ năm 1983, ga Sài Gòn chuyển về vị trí ga Hòa Hưng ở quận 3. Khu vực nhà ga cũ sau đó được cải tạo thành công viên 23/9 như ngày nay. Ảnh: Brian Wickham.

Bước sang đầu thế kỷ 21, thành phố cắt bớt một phần công viên phía gần chợ Thái Bình và nối dài đường Tôn Thất Tùng cắt ngang công viên ra đường Phạm Ngũ Lão để dời bến xe buýt từ trước chợ Bến Thành sang. Khu vực công trường Quách Thị Trang trước ga xe lửα cũ trở nên sạch đẹp, giảm ô nhiễm và tệ nạn xã hội vốn hoạt động nương nhờ bến xe buýt này…