Mỹ nhân Sài Gòn khiến Hắc Bạch công tử đốt tiền nấu chè là ai (phần 3) _ NVSGX

   

Ở Nam kỳ, vào các thập niên 1920 và 1930, có một người đàn bà nổi tiếng về sắc đẹp, thường được phong cho danh hiệu “Hoa hậu Đông Dương” mặc dù trên thực tế chưa có cuộc thi Hoa hậu Đông Dương nào được tổ chức tới lúc đó. Bà tên là Trần Ngọc Trà (không rõ năm sinh), là con thứ ba trong gia đình, lại quê ở Trà Vinh, nên người ta gọi bà cô cô Ba Trà. Cô Ba Trà đẹp nổi tiếng trong giai đoạn Hắc công tử và Bạch công tử thi nhau ăn chơi, vì vậy không lạ gì khi cả hai ông cùng ném tiền vào để chinh phục “Hoa hậu Đông Dương” này.

Cô Ba Trà là con gái thầy Thông Chánh và bà Ngô Thị Đen. Bà Đen nổi tiếng xinh đẹp ở Trà Vinh, vì vậy mà viên chánh án Trà Vinh tên Jaboin cứ theo ve vãn, tức mình thầy Thông Chánh Chung đã rút súng bắn chết kẻ ve vản vợ mình ngay tại lễ độc lập của Pháp. Thầy Thông Chánh bị kết án tử hình, cô Ba Trà rời Trà Vinh về Sài Gòn và trở nên nổi tiếng nhờ sắc đẹp.
 

Cô Ba Trà là ai? Cuộc đời của cô Ba Trà - Trung tâm Ngoại ngữ ILC - Blog  Giáo dục


Học giả Vương Hồng Sển trong tác phẩm "Sài Gòn tạp pí lù" miêu tả cô Ba Trà: "Cô đẹp tự nhiên không ai bì được. Không răng giả, không vú cao su, tóc dài chấm gót, mướt mượt và thơm dầu dừa mới thắng"

Cô Ba Trà đẹp đến nỗi Ngân hàng lúc đó đã in nổi hình của cô trên giấy bạc. Nhà Dây thép Đông Dương hoạ hình để in thành tem thư. Hãng xà bông Trương Văn Bền lớn nhất Việt Nam lúc đó cũng xin phép được in hình cô làm nhãn hiệu tượng trưng cho sự trong sạch thơm tho. "Xà bông Cô Ba" với hình ảnh người thiếu nữ đẹp tuyệt trần đeo chuỗi ngọc trai trong khung hình bầu dục đã bán rộng khắp ba kỳ và trên toàn cõi Đông Dương.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thân thế bất ngờ của cô gái đẹp được chọn  để in hình trên hộp xà bông cô Ba xuất khẩu đi khắp nơi

sà bông Cô Ba

 

Cô Ba Trà thực sự là một bà hoàng không ngai làm các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục, thèm thuồng... Các công tử ăn chơi nổi tiếng thời đó như Hắc công tử, Bạch công tử...đều xem việc chinh phục cô Ba Trà là mục tiêu, là uy tín, danh dự của mình, vì vậy mà ai cũng tranh nhau phá của cha mẹ để lại để cung phụng cho cô. Chuyện kể rằng, không cần cô Ba Trà mở lời, hễ Bạch công tử nghe nói Hắc công tử tặng cô Ba Trà món đồ gì quý, ông hỏi giá và tìm mua cho kỳ được món quà đắt hơn để tặng.

Để được gần gũi người đẹp, Bạch công tử lái chiếc xe bốn bánh thuộc loại lộng lẫy đương thời đến rước Trà xuống Cần Thơ đổi gió. Ông lột chiếc nhẫn kim cương trị giá hơn 3.000 đồng (thời đó vàng chỉ 60 đồng một lượng) tặng Ngôi sao Sài Gòn.

 

Biết chuyện, công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy tỏ ra không thua kém liền đến gặp và tặng cô nhẫn khác trị giá gấp đôi chiếc nhẫn của công tử Phước. Thế nhưng, những phần quà của Hắc - Bạch công tử hay tất cả những tay chơi tiếng tăm ở Sài Gòn và Nam Kỳ cũng không khiến Ba Trà xiêu lòng mà thuộc về ai.

 

Những tài sản có được từ đại gia, Yvette Trà đem nướng hết vào sòng bạc. Xinh đẹp, thông minh đệ nhất nhưng cô cũng là con bạc "khát nước" số một. Tài sản của Ba Trà có bao nhiêu đều "nướng" hết vào những ván bài đỏ đen. Hết tiền, cô lại được các đại gia chu cấp.

 

Trong lời tâm sự với Vương Hồng Sến, Ba Trà cho rằng người thương và chu cấp cho bà nhiều nhất là Lâm Kỳ Xuyên, còn gọi là công tử Bích. Ông này làm chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, có cha là chủ hãng rượu lớn ở miền Tây. Lâm Kỳ Xuyên vì si tình Yvette Trà mà tặng cho bà hơn 70.000 tiền Đông Dương bấy giờ.

Dù cả Hắc công tử và Bạch công tử đổ rất nhiều tiền của để tranh nhau chinh phục trái tim của “Hoa hậu Đông Dương”, nhưng cuối cùng không ai sở hữu được đóa hoa rực rỡ nhất Nam kỳ thời đó. Có một người đàn bà tài sắc vẹn toàn khác cũng được cả Hắc công tử và Bạch công tử thi nhau chinh phục, nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Bạch công tử, đó là cô đào cải lương nổi tiếng nhất thời đó, cũng là nữ nghệ sĩ có đóng góp nhiều nhất cho cải lương trong thế kỷ XX, đó là cô Bảy P.H.

my-nhan-sai-gon-khien-hai-cong-tu-thach-dot-tien-luoc-trung-2

Yvette Trà và Hắc công tử Trần Trinh Huy

 

Bạch công tử không giàu tiềm lực kinh tế bằng Hắc công tử, nhưng nhờ lợi thế là người am hiểu nghệ thuật sân khấu (ông rất mê cải lương và từng theo học về sân khấu khi ở Pháp) và là đồng hương Mỹ Tho của cô Bảy P.H., nên ông đã chiến thắng trong cuộc đua vào trái tim của người nghệ sĩ tài danh này. Cô Bảy P.H. đã về làm vợ của Bạch công tử thời gian dài 7 năm, sinh được 2 đứa con, nhưng người phụ nữ giàu lòng nhân hậu này đã đau khổ cùng cực vì thói ăn chơi của chồng. Nếu ngày ấy Hắc công tử chiến thắng để cưới được cô Bảy P.H., tôi tin là đời cô cũng không khá gì hơn, vì cả 2 người đàn ông này đều giống nhau ở thói ăn chơi vô độ, trong khi cô Bảy là người đa cảm, tôn sùng nghệ thuật và cái đẹp, cô không thể thích nghi được với họ.

Họ đã đốt tiền như thế nào?

Trong các cuộc ăn chơi vô độ của 2 đại công tử nổi tiếng nhất Nam kỳ thuở ấy, trong các cuộc tỉ thỉ triền miền giữa họ, có lẽ nổi tiếng hơn cả là việc họ thi nhau đốt tiền để chứng tỏ đẳng cấp, sự giàu có, bản lĩnh của mình. Không phải đốt tiền 1 lần, mà đến 2 lần.

Thực ra trong lần đốt tiền thứ nhất, Bạch công tử là người bị động, không tham gia, chính Hắc công tử đã chứng tỏ là người sành đời, đã tung độc chiêu hạ gục đối thủ.

Sân khấu cải lương thuở ban đầu

Gánh hát cải lương Huỳnh Ký

 

Đó là khi gánh hát Huỳnh Kỳ do Bạch công tử mới thành lập về hát ở Bạc Liêu, ngay tại nhà của Hắc công tử. Lúc đó cả 2 người đang đua nhau trên còn đường dẫn đến trái tim của cô Bảy P.H., đào chính của gánh hát Huỳnh Kỳ. Bạch công tử đã mời Hắc công tử đến xem tuồng hát để khoe việc mình tậu được đoàn hát nổi tiếng, hai người ngồi gần nhau trên hàng ghế đầu, xung quanh là nhiều quan chức tỉnh bạc Liêu.

Khi tuồng hát đang diễn ra, trong rạp lờ mờ ánh sáng từ sân khấu hắt xuống, khi rút thuốc hút từ trong túi, tình cờ Bạch công tử làm rơi tờ giấy bạc “bộ lư” (mệnh giá 5 đồng Đông Dương) xuống nền. Người chủ gánh hát cúi xuống tìm nhặt tờ giấy bạc, nhưng trong rạp tối mờ, nên tìm không ra. Hắc công tử hỏi: “Toa làm gì đó?”. Bạch công tử thiệt thà đáp: “Moa làm rớt tờ giấy bạc “bộ lư””.

Không nói không rằng, Hắc công tử móc túi lấy tờ giấy bạc “con công” (mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương khoảng 10 triệu đồng hiện nay) rồi lạnh lùng bật hộp quẹt đốt để làm “đuốc’ soi cho Bạch công tử tìm tờ giấy bạc “bộ lư” bị rớt mất.

Tiền Đông Dương giai đoạn 1920 đến 1939, Tiền Việt Nam Cộng hòa

100 đồng Đông Dương

 

Vụ việc ấy diễn ra trước mắt nhiều người, sau đó họ đồn thổi thành câu chuyện ly kỳ giữa Bạch công tử và Hắc công tử. Tất nhiên, Bạch công tử đã bị Hắc công tử chơi 1 vố quá nặng, quá mất mặt trước mọi người và trước cô đào P.H. Thế nhưng, câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì với cô Bảy P.H., bởi sau đó bà và Bạch công tử đã thành hôn với nhau.

Chân dung vợ của Bạch công tử đào hoa: Xinh đẹp nhưng đời lắm bi kịch

NSND Phùng Há vợ Bạc Công Tử

Bị thua 1 vố quá đau trong vụ đốt tiền làm đuốc ở Bạc Liêu, Bạch công tử rắp tâm nghiên cứu cách trả đủa lại Hắc công tử, và ông đã thách đấu cũng liên quan đến chuyện đốt giấy bạc. Nội dung thách đấu là: Mỗi người dùng giấy bạc, đốt từng tờ nấu nồi chè 1kg đậu xanh, ai nấu nồi chè sôi trước người ấy thắng. Hắc công tử đã nhận lời thách đấu, địa điểm được tổ chức là trước sảnh nhà của Hắc công tử, người làm chứng (trọng tài) là cô Ba Trà, cũng là đối tượng mà cả 2 đại công tử đang theo đuổi.

Chân dung những Hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn

Hoa hậu không ngai đầu tiên của đất Sài Gòn

 

Giấy bạc làm bằng loại giấy khó cháy, khi cháy tỏa nhiệt không nhiều, vì vậy phải mất gần 1 giờ cuộc thi mới kết thúc. Hàng trăm người căng thẳng theo dõi cuộc thi có một không hai này. Cả Hắc công tử và Bạch công tử đều chăm chú đốt tiền nấu nồi đậu xanh, mồ hôi nhễ nhại. Hắc công tử đốt những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn, từ 50 đến 100 đồng Đông Dương, vì ông nghĩ tờ giấy lớn sẽ cháy lửa lớn, nồi chè mau sôi.

Hắc Bạch công tử(từ trái qua)

 

Thế nhưng, do là người chủ động đề xuất cuộc thi, Bạch công tử đã nghiên cứu và đốt thử trước nên biết rằng, tờ giấy bạc 10 đồng Đông Dương tuy nhỏ nhưng cháy nhanh và tỏa nhiệt nhiều, vì vậy ông chuẩn bị toàn tờ 10 đồng để thi nấu đậu xanh. Tất nhiên là Bạch công tử đã chiến thắng sau gần 1 giờ thi đấu căng thẳng. Hắc công tử đã thua mà không biết vì sao mình thua, ông chỉ biết nói cho đỡ quê: “Chú em nhỏ tuổi nên háu thắng, qua nhường cho chú em thắng đó”.

Tiền giấy Việt Nam hơn 100 năm trước - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU

20 đồng Đông Dương

Theo tính toán của nhiều người, để nấu sôi được nồi chè có 1kg đậu xanh, trong thời gian gần 1 giờ, mỗi công tử đã đốt gần 100 tờ giấy bạc. Nếu Hắc công tử đã đốt toàn giấy 50 đồng trở lên, thì chí ít ông cũng phải đốt 5 ngàn đồng Đông Dương, số tiền có thể mua được 3 ngàn giạ lúa lúc đó, tương đương với khoảng 300 triệu đồng hiện nay.

Dù vậy Hắc công tử vẫn cứ bị thua trong cuộc thi. Quả là quá đau! Người đời sau thắc mắc 1 chuyện: ngày ấy trên tờ giấy bạc có ghi “Ai làm giả hoặc hủy hoại giấy bạc sẽ bị phạt tù khổ sai”, vậy tại sao các công tử công khai đốt giấy bạc mà chẳng ai làm gì họ? Câu trả lời thật đơn giản: bởi vì họ là các đại công tử, số tiền họ đốt chỉ là phần nhỏ trong gia sản của họ, họ có thể dùng số tiền tương tự để “chữa cháy” vụ đốt tiền nói trên!