Ngắm nhìn Sài Gòn hoa lệ trên đường Phan Bội Châu ở cửa Đông Chợ Bến Thành _ NVSGX

   

Khi nói đến những biểu tượng không chính thức của Sài Gòn thì không thể không nhắc đến khu chợ cổ xưa và vẫn được hoạt động cho đến ngày hôm nay với tên gọi chợ Bến Thành. Khu chợ này tồn tại ở Việt Nam trước cả khi Pháp vào chiếm đánh Gia Định. Chợ nằm ở bờ sông Bến Nghé gần thành Gia Định (thành Bát Quái), nơi mà có nhiều khách vãng lai đến đây để nghỉ ngơi nên mọi người gọi nơi đây bằng cái tên Bến Thành. Từ đó về sau tên gọi này được dành để gọi khu chợ – Mang tên chợ Bến Thành.

Trước khi Pháp đánh thành Gia Định, xung quanh thành Gia Định (lúc bấy giờ đã được đổi tên thành thành Phụng) chỉ mới có khoảng 100 ngàn người dân sinh sống, tập trung chủ yếu ở chợ Bến Thành. Dọc bờ sông Bến Nghé lúc đó có nhiều ghe thuyền đậu gần nhau tạo thành khu chợ nổi, còn gian chợ để họp ở trên bến thì lại bỏ trống. Năm 1859, Pháp chiếm đánh thành Gia Định và ngay sau đó chợ Bến Thành đã bị thiêu rụi cùng với cả thành phố bởi hỏa công của các binh lính Việt. Sau đó người Pháp cho xây dựng lại chợ Bến Thành (lúc đó khu chợ này còn là khu chợ cũ, thời Việt Nam Cộng Hòa thì khu chợ nằm ở vị trí Tổng ngân khố, ngày nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Trước đây chợ Bến Thành cũ nằm ở bờ phía nam một con kênh gọi là Kinh Lớn, phía trước chợ là đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay). Chợ Bến Thành luôn nhộn nhịp người dân vì giao thông thuận tiện, người ta có thể đi ghe rồi cập bến để vào chợ hoặc có thể đi qua bằng cầu gỗ. Tuy nhiên đến giữa năm 1911 thì chợ có dấu hiệu bị xuống cấp, người Pháp phải dời chợ về gần ga xe lửa Mỹ Tho và đó là vị trí chợ Bến Thành hiện nay.

 

Khu vực để xây chợ mới lúc bấy giờ vốn chỉ là cái ao sình lầy cũ, trông nó cũng hoang sơ và chưa được quy hoạch. Để xây được chợ, người Pháp phải lấp cái ao đó thì mới bắt đầu vào việc xây dựng lại khu chợ mới. Mặc dù khu chợ này vẫn mang tên Bến Thành nhưng trước năm 1975 thì người dân không gọi là chợ Bến Thành mà gọi chợ mới này với cái tên chợ Sài Gòn hoặc chợ Mới nhằm phân biệt với khu chợ cũ (lúc bấy giờ chỉ còn mỗi gian hàng thịt vì mai tôn gian hàng đó tương đối nhẹ, chưa bị phá).

 

Khuôn viên chợ được quy hoạch để tạo 4 con đường. Mặt tiền của chợ được đặt tên là Place Cuniac (Cuniac là tên của viên Thị trưởng Thành phố Sài Gòn). Sau này người dân quen gọi đây là bùng binh chợ Bến Thành. Còn 3 mặt còn lại lần lượt phía Bắc được đặt tên Rue d’Espagne (bây giờ là đường Lê Thánh Tôn), phía Tây là đường rue Schroeder (Phan Chu Trinh ngày nay), phía Đông là rue Viénot (Phan Bội Châu hiện nay). 

Không ảnh chợ Bến Thành

Hãy cùng Thời Xưa ngắm nhìn hình ảnh về một trong ba con đường ở mặt tiền Chợ Bến Thành, đường ở phía cửa Đông – đường Phan Bội Châu.

Xe bò kéo tại Sài Gòn năm 1950
Bản đồ Sài Gòn năm 1937
Bên trái hình là bảng quảng cáo kem đánh răng Perlon
Buôn bán tấp nập ở góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn
Chợ Sài Gòn, ngã ba Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn năm 1963
Chợ Bến Thành, ngã ba Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn
Chợ Tết Bến Thành tại Sài Gòn – Hình ảnh chụp năm1965
Chợ Tết Bến Thành
Cửa Đông chợ Bến Thành, đường Phan Bội Châu
Cửa Đông chợ Sài Gòn
Dãy phố bên phải hình là dãy phố mà ở đầu dãy là Pharmacy Nguyễn Văn Cao (sau này là Tô Ngọc Dung )
Dãy phố đường Phan Bội Châu, phía Cửa Đông chợ Bến Thành – Sài Gòn năm 1990
Đường Lê Lợi, đoạn giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Trung Trực
Đường Phan Bội Châu – Cửa Đông chợ Bến Thành
Đường Phan Bội Châu bên hông chợ Sài Gòn 1970
Đường Phan Bội Châu phía Cửa Đông chợ Bến Thành
Đường Phan Bội Châu, cửa Đông Chợ Bến Thành – Sài Gòn năm 1974
Đường Phan Bội Châu, phía trước là đường Lê Thánh Tôn
Đường Phan Bội Châu, phía trước là Lê Thánh Tôn ngày nay – Hình chụp năm 1938
Đường Phan Bội Châu- Cửa Đông chợ Sài Gòn (đối diện đường Tạ Thu Thâu)
Gần góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, bên hông chợ Bến Thành
Góc Lê Lợi – Phan Bội Châu – Sài Gòn năm 1964
Hai dãy nhà dài trên đường Hàm Nghi
Không ảnh chợ Bến Thành thập niên 20 – 30 của thế kỷ trước
Lính Nhật ngồi xích lô trên đường Phan Bội Châu, phía cửa Đông chợ Bến Thành
Một chiếc taxi trên đường Phan Bội Châu
Ở giữa hình giữa là dãy phố lầu trên đường Phan Bội Châu, cạnh góc Lê Thánh Tôn – Phan Bội Châu (nhìn thấy ở phía sau chiếc xe bò trong hình bên phải)
Phía xa bên trái là Bệnh viện đa khoa trên đường Lê Lợi
Xe xích lô đường Phan Bội Châu
Xe ngựa kéo – Sài Gòn năm 1950
Rue Viénot, sau này là đường Phan Bội Châu, cửa Đông chợ Bến Thành – Sài Gòn năm 1954
Rue Vìénot phía Cửa Đông chợ Bến Thành, nay là đường Phan Bội Châu – Sài Gòn năm 1935
Quầy thuốc tây Tô Ngọc Dung