Thả mình vào quá khứ với những hình ảnh hiếm hoi về Chợ Lớn vào năm 1925 _ NVSGX

   

Chợ Lớn được hình thành từ thế kỷ 17 đến 19, khi cộng đồng người Hoa đến định cư, xây dựng một đô thị sầm uất. Vào thời Pháp, Chợ Lớn là một thành phố tách bạch với Sài Gòn trước khi được hợp nhất năm 1956. Ngày nay, khu vực chợ Lớn tương ứng với quận 5, 6.

Khu chợ nhộn nhịp nhất mang tên Bình Tây (Chợ Lớn mới) do thương gia người Hoa - Quách Đàm xây dựng năm 1928. Chợ rộng 25.000 m2, kiến trúc hình bát quái, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ. Không ảnh chụp vào năm 1950 và hiện nay cho thấy kiến trúc chợ vẫn giữ nguyên. Cuối năm 2016, chợ được nâng cấp, sửa chữa toàn diện và hoạt động trở lại sau hai năm. Hiện, chợ có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có khoảng 120.000 khách nước ngoài đến tham quan, mua sắm.

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện.


Những con thuyền chở gạo trên kênh Tàu Hủ, Chợ Lớn năm 1925. Ảnh: Aavh.org.


Ghe thuyền bè qua lại nhộn nhịp trên kênh Tàu Hủ. Ảnh: Aavh.org.


Bên ngoài một đại lý gạo ở Chợ Lớn. Ảnh: Aavh.org.


Tại một cửa hàng gạo bán lẻ. Ảnh: Aavh.org.


Toàn cảnh nhà máy xay gạo Chợ Lớn. Ảnh: Aavh.org.


Cổng chính của nhà máy xay gạo Chợ Lớn. Ảnh: Aavh.org.


Một phân xưởng trong nhà máy xay gạo. Ảnh: Aavh.org.


Ảnh lưu niệm của quản lý và công nhân viên nhà máy xay gạo. Ảnh: Aavh.org.


Hỏa hoạn tại một nhà máy gạo ở Chợ Lớn. Ảnh: Aavh.org.


Những người cửu vạn vác gạo lên ghe. Ảnh: Aavh.org.


Trên một ghe chở gạo. Ảnh: Aavh.org.


Kho chứa gạo của một cơ sở kinh doanh gạo. Ảnh: Aavh.org.