Tuyển tập những hình ảnh hiếm của các nữ danh ca nổi tiếng nhất Sài Gòn đầu thập niên 1950 _ NVSGX

   

Làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1950 là một thời kỳ huy hoàng và phát triển mạnh mẽ của âm nhạc Việt Nam. Trước đây, Sài Gòn được biết đến với cái tên Gia Định, là thủ đô của miền Nam Việt Nam trong giai đoạn đó.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của làng nhạc Sài Gòn trong thập niên 1950:

  1. Sự đa dạng và phong phú về thể loại nhạc: Làng nhạc Sài Gòn đầu thập niên 1950 tỏ ra phong phú và đa dạng với nhiều thể loại nhạc được thể hiện. Có nhạc pop, jazz, nhạc tiền chiến, nhạc tân nhạc và cả nhạc truyền thống, gắn liền với nền văn hóa dân tộc.

     
  2. Sự ảnh hưởng của nguồn gốc văn hóa đa dạng: Sài Gòn là một trung tâm kinh tế và văn hóa, thu hút nhiều người di cư từ khắp nơi. Sự đa dạng về nguồn gốc dân tộc và văn hóa tạo nên sự phong phú trong âm nhạc, làm cho làng nhạc này thêm phong cách độc đáo và đa chiều.

  3. Sự nở rộ của các nhà sáng tác và nghệ sĩ tài năng: Đầu thập niên 1950 chứng kiến sự ra đời và nổi lên của nhiều nhạc sĩ, ca sĩ và ban nhạc tài năng. Các nghệ sĩ như Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Hoàng Thi Thơ, Thái Thanh, Giao Linh, và nhiều người khác đã góp phần làm nên sự thịnh vượng của làng nhạc Sài Gòn.

  4. Quán cà phê và sân khấu nghệ sĩ: Các quán cà phê và sân khấu nghệ sĩ là nơi gặp gỡ và biểu diễn của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Những nơi này đã trở thành điểm đến quen thuộc của người yêu nhạc và là nơi giới thiệu các tài năng trẻ triển vọng.

  5. Ảnh hưởng từ âm nhạc quốc tế: Sài Gòn đã tiếp nhận và tiêu hóa những xu hướng âm nhạc quốc tế như jazz, pop và rock, tạo nên một không gian âm nhạc đa dạng và phong phú.

  6. Vai trò của các hãng thu âm: Những năm 1950 chứng kiến sự xuất hiện và phát triển của các hãng thu âm quan trọng, giúp đưa những tác phẩm âm nhạc của Sài Gòn ra rộng rãi hơn.

Mời quý vị ngắm nhìn lại những hình ảnh hiếm tuyệt đẹp của những nữa danh ca nổi tiếng nhất Sài Gòn đầu thập niên 1950:

Thái Hằng

Trong số những nữ danh ca của tân nhạc Việt Nam nổi tiếng từ thời kỳ thập niên 1940, Thái Hằng là tên tuổi nổi bật, dù cho sau đó bà không còn đi hát nhiều do muốn chu toàn cho gia đình, nhưng nhiều người vẫn nhắc tới bà với sự ngưỡng mộ cả về tài, đức và sắc vóc.

ᴄᴀ sĩ ᴛʜáɪ ʜằɴɢ ᴛêɴ ᴛʜậᴛ ʟà ᴘʜạᴍ ᴛʜị ǫᴜᴀɴɢ ᴛʜáɪ, sɪɴʜ ᴛạɪ ʜà ɴộɪ. ʙà đượᴄ ʙɪếᴛ đếɴ ᴠớɪ ᴠᴀɪ ᴛʀò ʟà ᴠợ ᴄủᴀ ɴʜạᴄ sĩ ᴘʜạᴍ ᴅᴜʏ, ᴄʜị ʀᴜộᴛ ᴄủᴀ ᴅᴀɴʜ ᴄᴀ ᴛʜáɪ ᴛʜᴀɴʜ.

2 chị em danh ca Thái Hằng - Thái Thanh

Thái Hằng còn là thân mẫu của các ca sĩ nổi tiếng Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và nhạc sĩ Duy Cường. Tên tuổi nữ danh ca Thái Hằng gắn bó với nhạc sĩ Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long thành một gia đình nghệ sĩ hàng đầu đã có những đóng góp lớn lao cho âm nhạc Việt Nam.

Thái Hằng bắt đầu sự nghiệp ca hát trong những năm chống Pháp. Trong những năm ấy, bà cùng các anh em là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, ca sĩ Thái Thanh... theo các đoàn văn công đi khắp các chiến khu.

Mời quý vị nghe ca khúc “Tiếng Sáo Thiên Thai” (Phạm Duy) - Trình bày: Thái Hằng, Thái Thanh

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Tiếng Sáo Thiên Thai” (Phạm Duy) - Trình bày: Thái Hằng, Thái Thanh

Đầu năm 1949 anh chị em Thăng Long gia nhập các ban văn nghệ quân đội của liên khu 4. Quán Thăng Long dời về chợ Neo (Thanh Hóa). Cũng tại quán Thăng Long này, nhan sắc và tiếng hát của Thái Hằng trở nên nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ kháng chiến.

cùng тrong năм 1949, тнáι нằng ĸếт нôn vớι nнạc ѕĩ pнạм dυy dướι ѕự cнủ тrì нôn lễ của тướng ngυyễn ѕơn – lúc đó là тư lệnн lιên ĸнυ 4.

Năm 1951, gia đình Phạm Duy – Thái Hằng di cư vào Sài Gòn, trở thành một trong những gia đình văn nghệ nổi tiếng nhất Sài Gòn với những người con là ca sĩ đã được nhiều thế hệ yêu mến: Duy Quang, Thái Hiền cùng ban nhạc gia đình mang tên Dreamers.

Tại Sài Gòn, vì muốn dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, danh ca Thái Hằng không còn đi hát nhiều, nhưng bà vẫn tham gia trong ban Thăng Long một thời gian, đồng thời cũng là một kịch sĩ có trong các vở thoại kịch phát trên đài phát thanh.

Thái Thanh

Danh ca Thái Thanh là ca sĩ duy nhất trong nền âm nhạc Việt Nam từ cổ chí kim được ca tụng bằng rất nhiều những danh xưng vinh dự nhất, như là Đệ nhất danh ca, Tiếng hát vượt thời gian, Tượng đài âm nhạc,... mà không bị so sánh với bất kỳ giọng ca nào khác.

Thái Thanh năm 19 tuổi (1953), khi vừa gia nhập làng nhạc Sài Gòn được không lâu

Danh ca Thái Thanh sinh năm 1934, cùng với chị ruột của mình là Thái Hằng, bà đã đi hát từ cuối thập niên 1940 với sự hỗ trợ của những anh chị trong gia đình, đặc biệt là nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tuy nhiên sự nghiệp rực rỡ nhất của Thái Thanh là từ khi cùng gia đình vào định cư ở Sài Gòn sinh hoạt văn nghệ từ thập niên 1950, từ đó trở về sau đã trở thành tên tuổi sáng chói trong bầu trời văn nghệ miền Nam, giọng hát của bà có sự tương thích hoàn hảo với những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy.

𝙽ó𝚒 𝚟ề 𝚍𝚊𝚗𝚑 𝚌𝚊 𝚃𝚑á𝚒 𝚃𝚑𝚊𝚗𝚑, đã 𝚌ó 𝚛ấ𝚝 𝚗𝚑𝚒ề𝚞 𝚋à𝚒 𝚟ở 𝚌𝚊 𝚝ụ𝚗𝚐 𝚐𝚒ọ𝚗𝚐 𝚑á𝚝 𝚌ủ𝚊 𝚋à, 𝚜𝚊𝚞 đâ𝚢 𝚡𝚒𝚗 đă𝚗𝚐 𝚕ạ𝚒 𝚗𝚑ữ𝚗𝚐 𝚋ứ𝚌 ả𝚗𝚑 𝚑𝚒ế𝚖 𝚚𝚞ý của 𝚋à 𝚟à𝚘 𝚝𝚑ậ𝚙 𝚗𝚒ê𝚗 𝟷𝟿𝟻𝟶-𝟷𝟿𝟼𝟶

Khánh Ngọc

Nữ ca sĩ, minh tinh điện ảnh Khánh Ngọc sinh năm 1937, đã thành danh trong làng nhạc Sài Gòn từ những năm giữa thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960. Ngoài nổi tiếng với vai trò ca sĩ, bà còn là một diễn viên điện ảnh nổi tiếng trước cả Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh... và là một trong những ngôi sao thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn cùng với những cái tên tài danh Trang Thiên Kim, Mai Trâm, Thu Trang…

𝙻â𝚞 𝚗𝚊𝚢, 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚝𝚊 𝚑𝚊𝚢 𝚗𝚑ắ𝚌 đế𝚗 𝙺𝚑á𝚗𝚑 𝙽𝚐ọ𝚌 𝚟ớ𝚒 𝚟ẻ đẹ𝚙 𝚚𝚞𝚢ế𝚗 𝚛ũ 𝚟à 𝚕à 𝚟ợ 𝚌ủ𝚊 𝚗𝚑ạ𝚌 𝚜ĩ 𝙿𝚑ạ𝚖 Đì𝚗𝚑 𝙲𝚑ươ𝚗𝚐 (𝚎𝚖 𝚍â𝚞 𝚌ủ𝚊 𝚃𝚑á𝚒 𝙷ằ𝚗𝚐 𝚟à 𝚕à 𝚌𝚑ị 𝚍â𝚞 𝚌ủ𝚊 𝚃𝚑á𝚒 𝚃𝚑𝚊𝚗𝚑), 𝚗𝚑ư𝚗𝚐 𝚌ũ𝚗𝚐 𝚝𝚑ậ𝚝 𝚋ấ𝚝 𝚌ô𝚗𝚐 𝚔𝚑𝚒 í𝚝 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚗𝚑ắ𝚌 đế𝚗 𝚝à𝚒 𝚗ă𝚗𝚐 𝚌ủ𝚊 𝚋à 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 𝚌ả â𝚖 𝚗𝚑ạ𝚌 𝚕ẫ𝚗 đ𝚒ệ𝚗 ả𝚗𝚑.

Ca sĩ Khánh Ngọc tên thật là Hàn Thị Lan Anh, sinh năm 1937 trong gia đình có mẹ là người Việt, cha là người Minh Hương.

Thuở nhỏ, Khánh Ngọc theo học trường người Hoa cho đến trung học thì chuyển qua học chữ Pháp. Đến năm 1951, bà theo gia đình vào Nam. Nhờ học nhạc khi còn là nữ sinh và thụ giáo piano với nhạc sĩ Võ Đức Thu, khi vào Sài Gòn được theo học nhạc với đôi vợ chồng nghệ sĩ Dương Thiệu Tước – Minh Trang nên Khánh Ngọc bước vào làng văn nghệ rất sớm.

Khởi đầu sự nghiệp, ca sĩ Khánh Ngọc thường hát trong các chương trình phụ diễn tân nhạc khắp các rạp tại Sài Gòn là Nam Việt, Nam Quang, Văn Cầm, Đại Nam. Khi mới 14 tuổi, Khánh Ngọc hát trên đài phát thanh và trong các chương trình đại nhạc hội ở Sài Gòn và các tỉnh.

Năm 1953, Khánh Ngọc kết hôn với nhạc sĩ Phạm Đình Chương và gia nhập ban hợp ca Thăng Long, hai lần theo ban hợp ca này đi ngược ra Hà Nội biểu diễn trong đoàn Gió Nam. Nhờ khả năng diễn xuất hiện đại, tự nhiên của mình, Khánh Ngọc đem diễn xuất vào diễn tả những bản nhạc mà bà trình bày rất hấp dẫn. Ngoài ca hát, Khánh Ngọc còn là minh tinh điện ảnh, diễn vai chính trong các phim Ánh Sáng Miền Nam, Đất Lành, Ràng Buộc…

Mời quý vị nghe ca khúc “Giọt Mưa Thu” (Đặng Thế Phong) - Trình bày: Khánh Ngọc

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Giọt Mưa Thu” (Đặng Thế Phong) - Trình bày: Khánh Ngọc

Đang thăng hoa trong sự nghiệp âm nhạc và điện ảnh thì có một biến cố lớn đến trong đời, Khánh Ngọc chia tay chồng, bỏ lại hết những vinh quang, những yêu thương, những nỗi đau và lầm lỡ tại Việt Nam để sang Mỹ định cư từ đầu thập niên 1960.

Mộc Lan

Mộc Lan là danh ca tiêu biểu của làng nhạc Sài Gòn từ cuối thập niên 1940 trở về sau. Thời gian đầu, tên tuổi của bà gắn liền với nhạc sĩ Châu Kỳ. Họ là đôi song ca – đôi vợ chồng nổi tiếng đã làm mưa làm gió tại các sân khấu từ miền Nam ra đến miền Trung, miền Bắc. Không chỉ nổi tiếng với giọng hát, Mộc Lan còn sở hữu nhan sắc mặn mà đã đi vào trong nhiều giai thoại âm nhạc, trong đó có câu chuyện nhạc sĩ Đoàn Chuẩn vì si mê nhan sắc của Mộc Lan trong một lần gặp gỡ khi Mộc Lan ra lưu diễn ở Hà Nội từ trước năm 1954. Khi trở về Sài Gòn, mỗi buổi sáng Mộc Lan đều nhận được một bỏ hồng từ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đặt gửi ẩn danh.

Mời quý vị nghe ca khúc “Chiều” (Dương Thiệu Tước) - Trình bày: Mộc Lan, Khánh Ly

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Chiều” (Dương Thiệu Tước) - Trình bày: Mộc Lan, Khánh Ly

Đó chỉ là câu chuyện giai thoại 3 phần thực, 7 phần hư, tuy nhiên nhan sắc của bà thì đã được thể hiện rõ qua những tấm ảnh xưa. Trong ký ức nhiều người, Mộc Lan có giọng hát thiên phú và vẻ đẹp toàn diện từ “chân tơ đến kẽ tóc”, “da trắng như trứng gà bóc, răng đều tựa như hạt cườm, tay cứ như tay tiên”. Giọng hát mượt mà, mềm mại như liễu rũ, tiếng hát ấy không chỉ phủ sóng Sài Gòn phồn hoa mà còn khuấy đảo các sân khấu ca nhạc lẫn trong Nam, ngoài Bắc từ trước năm 1954. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà cuộc sống hôn nhân của Châu Kỳ – Mộc Lan nhanh chóng đổ vỡ. Sau 1975, Mộc Lan sống một mình và qua đời lặng lẽ vào năm 2015.

 

Minh Trang

Thời thập niên 1940, tân nhạc Việt Nam có nhiều danh ca có tên lót là Minh. Ở miền Bắc có Minh Đỗ, Minh Hoan, miền Trung có Minh Diệu, thì miền Nam có Minh Trang.

тнực ra мιnн тrang ѕιnн тrưởng ở нυế тrong gιa đìnн нoàng тộc, nнưng вà đã vào địnн cư ở ѕàι gòn và làм vιệc ở вan pнáp ngữ đàι pнáт тнanн pнáp Á тrước ĸнι тrở тнànн мộт danн ca nổι тιếng. vào cυốι тнập nιên 1940, ĸнι тнáι тнanн, тнáι нằng, тâм vấn... và nнιềυ ngнệ ѕĩ ĸнác vẫn còn ѕιnн нoạт văn ngнệ ở мιền вắc, cнưa dι cư vào naм, тнì có тнể хeм мιnн тrang là đệ nнấт danн ca của ѕàι gòn тнờι đιểм đó.

Mời quý vị nghe ca khúc “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) - Trình bày: Minh Trang

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Đêm Tàn Bến Ngự” (Dương Thiệu Tước) - Trình bày: Minh Trang

Danh ca Minh Trang sinh năm 1921, và đến khoảng năm 1948 bà mới bắt đầu hát trong một dịp tình cờ. Trong những ca sĩ cùng thời, bà là người bắt đầu đi hát muộn nhất, nhưng vẫn tạo dựng được một sự nghiệp rực rỡ.

𝙼𝚒𝚗𝚑 𝚃𝚛𝚊𝚗𝚐 𝚕ấ𝚢 𝚌𝚑ồ𝚗𝚐 𝚗ă𝚖 𝟷𝟿𝟺𝟹 𝚟à 𝚌ó 𝟸 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚌𝚘𝚗, 𝚝𝚛𝚘𝚗𝚐 đó 𝚌ó 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚌𝚘𝚗 𝚐á𝚒 𝚖𝚊𝚗𝚐 𝚝ê𝚗 Đ𝚘𝚊𝚗 𝚃𝚛𝚊𝚗𝚐, 𝚜𝚊𝚞 𝚗à𝚢 𝚕à 𝚌𝚊 𝚜ĩ 𝚗ổ𝚒 𝚝𝚒ế𝚗𝚐 𝚀𝚞ỳ𝚗𝚑 𝙶𝚒𝚊𝚘.

Người chồng thứ 2 của Minh Trang chính là Dương Thiệu Tước – một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc, và đôi vợ chồng Minh Trang – Dương Thiệu Tước đã cùng nhau có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tân nhạc Việt Nam thập niên 1950.

Ánh Tuyết

Nếu nhắc đến ca sĩ tên là Ánh Tuyết, người ta thường nghĩ đến ca Ánh Tuyết có giọng hát thánh thót nổi tiếng với những ca khúc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn từ những năm 1990. Tuy nhiên từ gần 40 năm trước đó, có một danh ca Ánh Tuyết khác có nét đẹp khả ái làm say lòng người, đã từng được nhà văn Hồ Trường An mô tả là “rung ngời ánh sáng, ngất lịm âm ba vang xa".

Á𝚗𝚑 𝚃𝚞𝚢ế𝚝 𝚕à 𝚖ộ𝚝 𝚙𝚑ụ 𝚗ữ 𝙷ả𝚒 𝙿𝚑ò𝚗𝚐, 𝚟à 𝚗𝚑𝚊𝚗 𝚜ắ𝚌 𝚌ủ𝚊 𝚗𝚑ữ𝚗𝚐 𝚗𝚐ườ𝚒 𝚌𝚘𝚗 𝚐á𝚒 đấ𝚝 𝚌ả𝚗𝚐 đã 𝚗ổ𝚒 𝚝𝚒ế𝚗𝚐 𝚜𝚞ố𝚝 𝚌ả 𝚝𝚑ế 𝚔ỷ 𝚚𝚞𝚊, 𝚗ê𝚗 𝚍ễ 𝚗𝚑ậ𝚗 𝚝𝚑ấ𝚢 𝚚𝚞𝚊 𝚝ấ𝚖 𝚑ì𝚗𝚑 𝚍ướ𝚒 đâ𝚢, đó 𝚕à Á𝚗𝚑 𝚃𝚞𝚢ế𝚝 𝚌ó 𝚖ộ𝚝 𝚟ẻ đẹ𝚙 𝚝𝚑ậ𝚝 𝚜ắ𝚌 𝚜ả𝚘.

Nhà văn Hồ Trường An đã viết về Ánh Tuyết như sau:

“Nàng bước lên sân khấu phòng trà rực rỡ, giọng hát đẹp tuyệt như tấm gấm đại hồng thuê hoa mặt nguyệt bằng ngân tuyết xen kim tuyến, lại thêm lối ăn mặc trau chuốt, yêu kiều, nét mặt duyên dáng làm xao xuyến bao nhiêu trái tim những tạo nhân mặc khách”

Ca sĩ Ánh Tuyết tên thật là Hoàng Bạch Tuyết, sinh năm 1935 tại Hải Phòng, có năng khiếu ca hát từ nhỏ. Một người chú của Ánh Tuyết là ông Năm Phát, trưởng ban Lửa Hồng, đã phát hiện ra tài năng của cô cháu của vợ mình, nên đã luyện giọng và đưa Ánh Tuyết vào ban Lửa Hồng, rồi hát trên đài phát thanh Hải Phòng.

Năm 1954, Ánh Tuyết di cư vào Sài Gòn, xuất hiện trong các đại nhạc hội và trên đài phát thanh, sau đó cộng tác với hầu hết các phòng trà, vũ trường nổi tiếng cùng các ban nhạc Hoàng Thi Thơ, Xuân Lôi, Hoàng Trọng, Võ Đức Tuyết.

Mời quý vị nghe ca khúc “Tôi Yêu” (Trịnh Hưng, Hồ Đình Phương) - Trình bày: Ánh Tuyết - Thái Hằng

Bấm vào giữa hình trên để nghe “Tôi Yêu” (Trịnh Hưng, Hồ Đình Phương) - Trình bày: Ánh Tuyết - Thái Hằng

Năm 1959, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp ở Sài Gòn, Ánh Tuyết lấy chồng là ông Tôn Thất Tu, một sĩ quan thời đó, rồi chuyển ra Huế sinh sống, bỏ sau lưng nghiệp hát trong niềm nuối tiếng của khán giả hâm mộ, những người yêu mến cả giọng hát lẫn nhan sắc của bà.

Tuy nhiên sau đó cuộc hôn nhân đổ vỡ, Ánh Tuyết trở lại Sài Gòn, trở lại với sân khấu với Ánh Đèn Màu – tên ca khúc đã gắn liền với Ánh Tuyết thời gian đó. Ở phòng trà Bồng Lai, hàng đêm Ánh Tuyết đứng trên sân khấu, từ giữa thập niên 1960, bên dưới có một chàng sĩ quan trẻ điển trai người Mỹ luôn chăm chú lắng nghe cùng với một nụ hồng trắng dành cho nữ ca sĩ khả ái.

Hàng bao nhiêu đêm như vậy, dù chàng có mặt hoặc đang công tác ở miền biên địa xa xôi nào đó, bằng một cách nào đó, Ánh Tuyết vẫn nhận được một nụ hồng trắng. Cho đến năm 1967, Ánh Tuyết gật đầu trước lời cầu hôn của chàng sĩ quan kia và theo chồng sang Mỹ, chính thức vĩnh viễn rời bỏ ánh đèn sân khấu của Sài Gòn.

Linh Sơn

Có lẽ với đa số những người yêu nhạc, cái tên Linh Sơn còn rất lạ lẫm, thậm chí là lần đầu được nghe tới. Tuy nhiên vào đầu thập niên 1950, Linh Sơn là một trong những nữ ca sĩ quen thuộc nhất ở trên đài phát thanh Pháp Á. Trong nhiều cuộc nói chuyện, các nhạc sĩ xưa thường nhắc đến Linh Sơn như là người đầu tiên hát ca khúc của mình. Lúc sinh thời, nhạc sĩ Lê Dinh kể rằng sáng tác đầu tiên của ông được thu âm và phát thanh là Quê Mẹ, và người hát chính là nữ ca sĩ Linh Sơn. Ngoài ra Linh Sơn cũng là người đầu tiên hát ca khúc nổi tiếng Gái Xuân của nhạc sĩ Từ Vũ trên đài phát thanh Pháp Á, trước cả danh ca Tâm Vấn – là người thành công nhất với ca khúc này.

Ca sĩ Linh Sơn sinh năm 1936 tại Nghệ An và lớn lên tại Sài Gòn. Khi còn là nữ sinh, Linh Sơn đã có năng khiếu về nghệ thuật, say mê điện ảnh, thường hay trình diễn các tiết mục tân nhạc hoặc đóng kịch trong các dịp liên hoan cuối niên khóa tại khắp các trưởng từng theo học như Đồ Chiểu, Tân Dân, Việt Nam Học Đường, Vương Gia Cần.

 

Linh Sơn năm 14 tuổi

Năm 14 tuổi (1950), Linh Sơn đăng ký thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á và được giải Nhì, từ đó mở ra con đường ca hát. Bà được nhạc trưởng Trần Văn Lý dìu dắt trong ban Nhi đồng đài Pháp Á, trình diễn hàng tuần trên làn sóng điện. Vốn có sẵn giọng hát êm dịu, lại thêm cố gắng rèn luyện và được các nhạc sĩ Văn Thanh dạy vỡ lòng về nhạc lý, nhạc sĩ Võ Đức Tuyết và Dương Thiệu Tước bổ túc những kinh nghiệm chuyên môn, nên không bao lâu Linh Sơn đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, được khán giả Sài Gòn đón nhận nồng nhiệt.

Thập niên 1950, Linh Sơn đã hợp tác với các ban nhạc Văn Phụng, Hạc Thành, Lôi Tiên, Gió Bắc, Võ Đức Tuyết... và các ban kịch Hoàng Hải, Vũ Huyến, Châu Kỳ.

Ngọc Cẩm

Thập niên 1950, có 3 đôi song ca nổi tiếng nhất và nhận được nhiều mến mộ nhất của khán giả nghe nhạc ở Sài Gòn. Có một điều trùng hợp, đó là cả 3 đôi song ca này đều là vợ chồng và có liên quan đến xứ Huế, đó là Châu Kỳ – Mộc Lan, Mạnh Phát – Minh Diệu và Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm. (Châu Kỳ, Minh Diệu và Ngọc Cẩm là người Huế).

Mời quý vị nghe nhạc xưa tuyển chọn: Tiếng hát Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết

Bấm vào giữa hình trên để nghe nhạc xưa tuyển chọn: Tiếng hát Ngọc Cẩm, Nguyễn Hữu Thiết

Ca sĩ Ngọc Cẩm tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, sinh năm 1930 ở Phú Vang – Thừa Thiên. Bà gặp và kết hôn với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết khi cả 2 cùng sinh hoạt văn nghệ ở chiến khu Tuyên Hóa. Lúc đó là năm 1948, khi bà Ngọc Cẩm mới 17 tuổi.

Năm 1954, cả 2 bỏ về Huế và trở thành một đôi song ca rất được yêu thích trên đài phát thanh Huế. Nhưng rồi mảnh đất Thần kinh nhỏ hẹp, không đủ chỗ vẫy vùng cho đôi uyên ương này nên họ cùng nhau vào Sài Gòn và được khán giả đón nhận nồng nhiệt, thường được gọi là “Đôi song ca miền thùy dương”, hoặc “Đôi danh ca miền Trung”, được xem là đôi song ca nổi tiếng nhất của tân nhạc Việt Nam.

Trong tờ nhạc của Tinh Hoa Huế phát hành năm 1954 đã giới thiệu đôi uyên ương này là: Với giọng hát trầm hùng của bạn Nguyễn Hữu Thiết, trong thanh của cô Ngọc Cẩm – đôi danh ca xứ Huế đã từng biểu diễn qua các tỉnh miền Nam Trung Việt rất được hoan nghênh về những nhạc phẩm loại dân ca.

Tuyết Mai

Tuyết Mai là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng ở Sài Gòn từ thập niên 1950, tuy nhiên hiện nay không có nhiều người nhớ đến, và thông tin về Tuyết Mai cũng rất hạn chế. Người ta thường biết đến bà với vai trò là người vợ đầu tiên của danh ca nhạc vàng Duy Khánh.

Mời quý vị nghe nhạc xưa tuyển chọn: Tiếng hát Tuyết Mai

Bấm vào giữa hình trên để nghe nhạc xưa tuyển chọn: Tiếng hát Tuyết Mai

Nhà văn Hồ Trường An đã mô tả về Tuyết Mai như sau:

“Giọng hát trong trẻo và ngọt ngào rất quyến rũ. Khi lên cao, chị chuyền giọng óc không khéo như Thái Thanh, nhưng không quá vụng như Hoàng Oanh sau nầy. Dù không có giọng kim cùng cách phân phối và dàn trải làn hơi một cách tinh vi như Mai Hương, nhưng về sau nầy Tuyết Mai nhiều lần hát bản “Dòng Sông Xanh”, nghe cũng ngọt tai. Phải nói rằng đây là một giọng có âm sắc đẹp, gợi nhiều ấn tượng và hình ảnh đẹp cho thính giả. Chị hát dân ca đạt hơn hát những loại nhạc vũ trường, nhạc biệt thể, nhạc bán cổ điển Tây phương. Chị song ca với Duy Khánh thật điệu nghệ. Chị có vóc vạc vừa tầm, khuôn mặt khá xinh, ăn ảnh đèn sân khấu, cho nên nhan sắc chị dưới ánh đèn sân khấu trội hẳn lên. Trong thập niên 50, chị là một nữ ca sĩ rất ăn khách và xuất hiện thường xuyên trên sân khấu Đại Nhạc hội. Đêm đêm, chị như con bướm bay từ phòng trà này sang phòng trà khác.”

Thập niên 1950, Tuyết Mai kết hợp với Duy Khánh tạo thành đôi song ca rất ăn khách, nổi tiếng bên cạnh các đôi song ca (và cũng là vợ chồng) khác là Châu Kỳ – Mộc Lan, Ngọc Cầm – Nguyễn Hữu Thiết. Họ thường hát những ca khúc mộc mạc đậm tình quê hương, như là Tía Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Trăng Soi Duyên Lành...