Cảm nhận ca khúc "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" (Song Ngọc) - Tình vụt tan ngay khi vừa chớm nở _ NVSGX

   

Song Ngọc được biết đến là một nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt, ông cũng chính là anh trai của diễn viên hài nổi tiếng một thời Kiều Oanh. Ông bắt đầu viết nhạc từ năm 1957, đã có rất nhiều ca khúc được người đời biết đến và mang lại cho ông thành công trên con đường nhạc sĩ.

Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân chính mà một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho cái gọi là thành công ấy. Bài hát được ông sáng tác vào khoảng trước năm 1975, và nó mang lại cho không chỉ ông mà những người hát nó một sự thành công ngoài sự mong đợi.

Có lẽ như lời bài hát, ca khúc này được ông viết để hoài niệm về mối tình xưa cũ của chính mình, trong một lần được trở lại thăm chốn cũ sau nhiều năm xa cách . Đó chính là những dòng tâm sự trong tận đáy lòng ông dành cho người được ông gọi với cái tên là “cố nhân”:

 

 

Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên

Giăng mắt trời mưa phố xưa buồn tênh

 

Gót mòn tìm dư hương ngày xưa

Bao nhiêu kỷ niệm êm ái

Một tình yêu thoát trên tầm tay

 

Thời điểm ông trở về là thời điểm mà tâm hồn mỗi con người luôn có những sự lắng đọng một cách kỳ lạ. Lúc nửa đêm, mà lại có cả cơn mưa che kín cả con phố. Ông đi đến đâu nỗi buồn vương theo nến đó, và ông bắt đầu hoài niệm về mối tình xưa cũ, một mối tình tưởng chừng như đã viên mãn thì lại vụt bay mất trong tầm tay.

 

 

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" Trình bày: Đan Nguyên, Quang Lê, Bằng Kiều

Bấm vào để nghe "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" Trình bày: Đan Nguyên, Quang Lê, Bằng Kiều

 

 

Mời quý vị nghe lại ca khúc "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" Trình bày: Chế Linh

Bấm vào để nghe "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" Trình bày: Chế Linh

 

 

Trên con đường xưa ngày trở về ấy, ông tìm kiếm bóng dáng người xưa trong một niềm khắc khoải khôn nguôi. Có lẽ điều đó đã in sâu trong tâm hồn ông tự bao giờ, để đến hôm nay, khi đứng trước những cảnh vật quen thuộc của ngày xưa nó chợt vọng về một nỗi buồn sâu thẳm nơi con tim ấy. Và những cảnh vật in hằn dấu vết hạnh phúc của ngày xưa giờ cũng lạnh lùng, trơ trọi và vương vấn một nỗi buồn như nỗi lòng ông lúc này:

Tôi trở về đây với con đường xưa

Đâu bóng người thương cố nhân về đâu?

Tiếng buồn chợt đâu đây vọng đưa

Công viên lạnh lùng hoang vắng

Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu

 

Những hồi ức cứ thế hiện về như mới đâu đây, dù đã biết bao mùa thu đi qua rồi lại trở về, nhưng ngày em theo chân về nhà ai, ngày ân tình của đôi ta lỡ làng vẫn luôn hiện ra rõ mồn một trong tâm trí của ông. Đặc biệt lại là nơi này, nơi minh chứng cho cuộc tình của hai người.

Và giờ đây, nơi này chỉ còn lại một mình ông bước đi trong sự cô đơn, lẻ loi của chính mình. Bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm tư của ông vỡ òa, chỉ biết trao gửi trong từng ca từ và điệu nhạc. Và mọi thứ từ nay xin để lại trong quá khứ, và khi nhớ về ta chỉ biết gọi nhau là “cố nhân u sầu”.

Thu đến thu đi cho lá vàng lại bay

 

Em theo bước về nhà ai

Ân tình xưa đã lỡ

Thời gian nào bôi xóa

 

Kỷ niệm đầu ai đành lòng quên?

 

Phố buồn mình tôi bước chân lẻ loi

 

ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi

Nỗi niềm chuyện tâm tư người ơi

Xin ghi nhạc lòng thương nhớ

 

Mình gọi nhau cố nhân u sầu.

Có nhiều người thắc mắc, tại sao một nhạc sĩ mang hơi hướng hiện đại nhiều như Song Ngọc lại sử dụng hai từ “cố nhân”- một từ mang âm hưởng cổ xưa đến vậy. Nhưng có lẽ không có từ ngữ nào có thể phù hợp hơn hai từ “cố nhân” mà ông đã dùng trong bài hát. Cố nhân là hai từ mà ông dùng để gọi người thương của ông ngày xưa ấy. Một người mà tình cảm ông trao gửi nơi họ mãi mãi ông cũng không thể nào quên được. Một người mà lúc nhớ đến lòng ông sẽ không kìm được mà bồi hồi. Và có lẽ chỉ có hai từ cố nhân mới diễn tả được hết những cảm xúc đó trong ông. 

 

Không thể phủ nhận rằng Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân chính là một bản tình ca bất tử. Nó sống bất chấp cả thời gian, và được cất lời ca bất chấp các thế hệ. Mỗi lần bài hát ấy được cất lên, vô số người trong chúng ta vẫn luôn bất giác mà ngân nga theo từng câu nhạc của nó. 

Lời bài hát "Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân" Trình bày: Song Ngọc

1.

 

Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên

Giăng mắt trời mưa phố xưa buồn tênh

Gót mòn tìm dư hương ngày xưa

 

Bao nhiêu kỷ niệm êm ái

Một tình yêu thoát trên tầm tay

 

 

2.

Tôi trở về đây với con đường xưa

Đâu bóng người thương cố nhân về đâu?

 

Tiếng buồn chợt đâu đây vọng đưa

Công viên lạnh lùng hoang vắng

Ngọn đèn đêm đứng im cúi đầu

 

 

Điệp khúc

Thu đến thu đi cho lá vàng lại bay

 

Em theo bước về nhà ai

Ân tình xưa đã lỡ

Thời gian nào bôi xóa

 

Kỷ niệm đầu ai đành lòng quên?

 

3.

 

Phố buồn mình tôi bước chân lẻ loi

ray rứt trời mưa bỗng nghe mặn môi

Nỗi niềm chuyện tâm tư người ơi

Xin ghi nhạc lòng thương nhớ

Mình gọi nhau cố nhân u sầu.

 

Lối Cũ biên soạn

 

Cảm nhận ý nghĩa ca khúc "Nhớ Thành Đô" (Hoàng Thi Thơ) - Nỗi nhớ da diết cùng với niềm tin một ngày được trở lại nơi ấy... _ Lối Cũ

Cảm nhận ý nghĩa ca khúc "Nhớ Thành Đô" (Hoàng Thi Thơ) - Nỗi nhớ da diết cùng với niềm tin một ngày được trở lại nơi ấy... _ Lối Cũ

 

 

Nhớ Thành Đô Là một ca khúc được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ sáng tác vào khoảng năm 1962 – 1963. Bài hát được viết theo điệu Blues, rất nhẹ nhàng mà cũng không kém phần da diết.

Có một nguồn tin nói rằng bài hát này được nhạc sĩ viết tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì thời gian đó chính quyền Ngô Đình Diệm có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại.

 

 

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Mời quý vị nghe ca khúc “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Duy Khánh

 

 

Bấm vào để nghe “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Duy Khánh

 

 

Điều đó có thể là đúng hoặc sai, nhưng nỗi lưu luyến, vấn vương và niềm nhớ bao la chính là những cảm xúc mà ca khúc mang lại cho chúng ta:

Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh.

Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ vẫn thương hình bóng ấy,

người em thơ đang từng giờ đợi chờ.

Chàng trai nhớ lại một “đêm trăng mông mênh”, một đêm mà bước chân anh dù không nỡ nhưng cũng phải rời “xa đô thành”. Nơi ấy là nơi anh sống gần như là cả cuộc đời, là cái nơi mà có “người em thơ đang từng giờ đợi chờ” bóng hình anh. Cho nên anh vẫn luôn nhớ, luôn thương và luôn ngóng trông về phương trời ấy.

Cái nơi mà “tiếng hát những chiều thành câu thơ thương yêu” - nơi bắt đầu của sự rung động và dệt mộng nơi con tim nhỏ bé. Rồi bằng những con đường “nằm thức giấc giữa đêm khuya” mà đi tìm mộng ước của cuộc đời theo tiếng nói nơi con tim của chính mình. Đến khi tưởng chừng như đã chạm đến được con đường hạnh phúc, thì như vô tình đời lại buộc anh phải rời xa nơi đây.

Tiếng hát những chiều thành câu thơ thương yêu.

Bao nhiêu con đường nằm thức giấc giữa đêm khuya

Vì tiếng nói của con tim đi tìm mộng cuộc đời

 

Thành đô! Còn nhớ mãi nhớ mãi,

nhớ chiều mưa trên công viên, giờ chia ly sân ga,

và khi gặp nhau bên lề đường hẹn hò.

Nhưng dù cho có cách xa, thì trong lòng anh vẫn luôn cất cao tiếng gọi thân thương “Thành đô!”. Anh sẽ nhớ, nhớ vô cùng, nhớ mãi mãi những cơn mưa chiều nơi công viên cùng chung bước, nhớ da diết những giây phút phải chia ly nơi sân ga đầy lưu luyến và buồn thương. Và nhớ vô cùng khi ta được “gặp nhau bên lề đường hẹn hò”. Giờ xa rồi những ngày tha thiết ấy, anh biết làm sao ngoài việc để nhớ nhung tràn về trong tâm trí.

 

 

Mời quý vị nghe ca khúc “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Như Mai

 

 

Bấm vào để nghe “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Như Mai

Anh cũng thiết tha nhắn nhủ với “Thành đô!” với cả người anh yêu nơi chốn ấy, rằng hãy như anh luôn “nhớ mãi nhớ nhé”. Dù cho có đang cách xa ngàn dặm sơn khê, dù cho thời gian đã trôi qua từng ngày khiến cho người đã quen với việc chia ly, nhưng hãy giữ vững lòng mình để đợi anh, đợi một ngày không xa anh sẽ trở lại nơi đây, cùng với nỗi nhớ và niềm thương vô bờ bến của anh.

Thành đô! Rằng nhớ mãi nhớ nhé

dù xa xôi sơn khê, thời gian quen chia lỵ

Chờ mong người đi trên đường về đường về

Nếu không vì cuộc đời, vì số phận, vì những điều khó khăn trong cuộc sống thì ai lại muốn phải rời xa quê hương, rời xa nơi có những người thân yêu và cả tình yêu của đời mình? Mỗi người đều có một lý do riêng, nhưng tất cả đều phải nén lại cõi lòng mình và chấp nhận, chấp nhận rời đi để sau này tương lai mình sẽ tốt hơn, tương lai của những người thân yêu, của gia đình sẽ tốt hơn. Dù là ai, người nào thì cũng đều là vì bản thân họ và vì những người họ yêu quý, nói gì cho xa xôi khi cả bản thân mình vẫn không thể chế ngự, hay chọn lựa lối đi cho riêng mình. 

Xét cho cùng thì trong lòng ai cũng sẽ đều chất chứa những nỗi nhớ, họ nhớ về nhiều điều, nhớ về nhiều người, nhớ về nhiều thứ nhưng ở những thời điểm khác nhau sẽ có những nỗi nhớ khác nhau được bộc lộ ra. Như là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nỗi Nhớ Thành Đô, có thể đó là nỗi nhớ của ông, cũng có thể là ông nói thay lời của nhiều người, nhưng dù gì thì đó cũng là một nỗi nhớ da diết cùng với niềm tin sẽ vỡ òa trong tương lai một ngày được trở lại.

 

 

Mời quý vị nghe ca khúc “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Thái Thanh

 

 

Bấm vào để nghe “Nhớ Thành Đô” Trình bày: Thái Thanh

Với giọng hát truyền cảm của ca sĩ Duy Khánh, nỗi nhớ ấy cứ nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng của những con người yêu nhạc, đưa người ta trở về với Thành đô những năm tháng cũ. Và bài hát cũng được nhiều người khác thể hiện như là ca sĩ Thái Châu, Don Hồ, Như Mai…